BÀI TUYÊN TRUYỀN DINH DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

            Mơ ước con em mình trở thành những người thông minh, học tập và làm việc có hiệu quả, đạt được những thành tích cao trong các hoạt động khoa học, xã hội, gia đình là mong muốn chính đáng của tất cả mọi người. Mặc dù trí thông minh còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền nhưng qua nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Muốn hoạt động tốt, não bộ của con người cần có 3 điều kiện chính: Phải là một bộ não phát triển đầy đủ về cấu trúc giải phẫu, mô học và tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh. Hàng ngày được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, duy trì hoạt động của não và cơ thể. Môi trường xung quanh, đặc biệt là với trẻ em như điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết thuận lợi; điều kiện xã hội và nuôi dạy trẻ phát triển…. Nếu những điều kiện này được đáp ứng đầy đủ và thuận lợi sẽ tạo cho trẻ những phản xạ có điều kiện tốt, giúp tích lũy những kiến thức khoa học, xã hội một cách tối ưu.

  1.                                                                                                                         Hình ảnh:Intenet

Não bộ con người được hình thành và phát triển chủ yếu từ giai đoạn bào thai và hoàn thiện dần sau khi sinh. Giai đoạn 3 tháng đầu của bào thai, các tế bào não phát triển rất nhanh với tốc độ 250.000 tế bào mỗi phút và tiếp tục tăng nhanh đến khi chào đời. Khi mới sinh, não trẻ chưa trưởng thành vì chưa được myeline hóa. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, não đã có đủ các thùy, rãnh và bề mặt giống như não người lớn. Cuối năm thứ nhất, trọng lượng não lớn gấp 2 lần lúc sinh. Lúc 3 tuổi, số lượng tế bào thần kinh đạt mức tối đa với khoảng 14 tỷ tế bào thần kinh như người lớn, trọng lượng của não cũng đạt 80% so với khi trưởng thành. Khi 8-9 tuổi, các tế bào thần kinh được biệt hóa hoàn toàn như người lớn, nặng khoảng 1.400g. Từ 9-20 tuổi não chỉ tăng thêm 100g. Sau 3 tuổi, các tế bào thần kinh không được sinh ra thêm mà chỉ hoàn thiện dần về chức năng và cấu trúc. Ngược lại, trong quá trình sống lại có những tế bào thần kinh bị thoái hóa và mất đi; Nếu có những tổn thương xảy ra cho não bộ thì không có sự phục hồi hoàn toàn. Do vậy có thể nói, những năm đầu tiên là “cơ hội duy nhất trong đời” để não bộ được phát triển hoàn hảo. Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, của trẻ em trong những năm đầu tiên cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Nếu muốn cho ra đời một trẻ thông minh, chúng ta nên lưu ý một số điểm sau: Bào thai phải được tạo thành từ những người mẹ, người bố (đặc biệt là người mẹ) khỏe mạnh. Trong suốt thời kỳ thai nghén, vấn đề ăn uống và sức khỏe của người mẹ phải được đảm bảo (đủ lượng và chất), bào thai phải được bảo vệ để phát triển bình thường. Như vậy não bộ sẽ được hình thành và phát triển đầy đủ, tránh được các dị dạng của hệ thần kinh và não. Sau khi sinh ra, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời, vai trò của chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, giúp cho số lượng tế bào thần kinh được phát triển và biệt hóa tối ưu. Nếu bị thiếu các chất dinh dưỡng trẻ sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, các rối loạn do thiếu iode…) để lại những hậu quả vĩnh viễn cho não bộ, không hồi phục. Trong những năm tiếp theo và thời kỳ vị thành niên, là giai đoạn hoàn thiện myeline hóa và chức năng các tế bào thần kinh, tạo lập các phản xạ có điều kiện, thì vấn đề đảm bảo dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật và nuôi dạy đúng, môi trường xung quanh thuận lợi là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.

Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là trong thời kỳ thai nghén đến những năm đầu sau khi sinh có vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện tối ưu cho não bộ phát triển, là cơ hội duy nhất trong cả cuộc đời một con người.

Giai đoạn bào thai: Hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, có thể tóm tắt thực đơn giúp trí thông minh của trẻ phát triển trong giai đoạn này như sau:

Ngay từ trước khi thụ thai: Cha mẹ phải chuẩn bị tốt về sức khỏe (dự trữ đầy đủ về dinh dưỡng) và tinh thần. Khi đã có những thiếu hụt về dinh dưỡng xảy ra từ trước khi có thai (ví dụ như thiếu máu thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu iode), nếu chờ đến khi có thai mới bổ sung viên sắt/ folic hoặc bổ sung iode cho người mẹ thì đã muộn và kém hiệu quả hơn nếu được dự phòng từ trước khi có thai.

Khi có thai: Người mẹ cần ăn uống đủ cả về lượng và chất các chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho hoạt động cơ thể mẹ và thai nhi phát triển tốt. Trong 9 tháng có thai, người mẹ cần tăng thêm 10-12kg.

Tóm lại, trong giai đoạn này thai phụ cần sử dụng đa dạng nhiều loại thức ăn, ăn thức ăn sạch, ăn các chất đạm, mỡ đường với tỷ lệ cân đối, ăn nhiều cá và rau quả; Phòng chống thiếu máu cho người mẹ và thai nhi bằng cách uống viên bổ sung sắt và folic, sử dụng muối iode hàng ngày.

Hình ảnh: Intenet

Giai đoạn sau khi sinh: Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, vì vậy cần tận dụng sữa mẹ bằng mọi cách. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được nuôi đầy đủ bằng sữa mẹ thì sự phát triển trí tuệ, sức đề kháng và miễn dịch sẽ tốt hơn những trẻ được nuôi bằng các thức ăn nhân tạo.

Từ 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thêm các thức ăn khác, nhưng vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 18-24 tháng tuổi. Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng), phối hợp đa dạng các thực phẩm ở tỷ lệ cân đối.

NGƯỜI VIẾT BÀI

 

Đinh Thị Thanh Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.411.115

hotline nhathuocz159